SUY XÉT
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)
- SUY XÉT
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
“Hãy xét suy cạn kỹ mới là
Coi Ta nói câu nào bất chánh”.
Đức Thầy bảo toàn cả mọi người hãy suy xét cho kỹ lời của Đức Thầy đã dạy, coi điều chi bất chánh không? Nếu lời của Đức Thầy dạy hợp lý và đúng với chánh đạo hãy tin tưởng và thành thật theo sẽ có kết quả tốt đẹp.
Suy xét là biết nghĩ ngợi để tìm hiểu rõ nguồn cội của các việc làm: từ đâu đi đến đâu? Do những nguyên nhân nào và sẽ có kết quả chi? Phân biệt suy xét rõ ràng của từ việc một, để rồi mình chọn cái nào được tốt lành và rất lợi lạc,không những cho mình mà luôn cho nhiều người để thật hành cho đến khi thành tựu. Đứng trước mọi việc nào mình cũng đặt suy xét thì mỗi việc được thành công hết chín việc rưỡi.
Vả chăng, loài người được có giá trị hơn loài vật là do chỗ có suy xét. Từ chỗ suy xét ấy mới có tổ chức, như tạo nhà cửa ở, chế xe tàu đi, biết may mặc, biết cày cấy để có lúa ăn và có những nghề nghiệp để khuếch sung các việc nhu cầu khác nữa.
Nhờ có suy nghĩ, con người mới có hàng ngũ tôn ti như: chúa tôi, thầy trò, cha mẹ, anh em, tránh sự tồi tệ, được ý niệm thanh cao về luân lý. Nhược bằng không biết suy nghĩ thì chẳng khác loài vật càn ngang càn dọc, thương luân bại lý, không còn sự kính nể giữa chúa tôi, thầy trò, cha mẹ,anh em và chủ tớ, trở lại hỗn loạn không biết phải quấy thứ bực gì cả.
Hơn nữa nhờ sự suy xét mà mỗi người đều có thể tiến hóa, để phanh phui hiểu rõ sự thật trên thế gian, chế tạo thêm vật dụng để bù bổ chỗ thiếu cho cho được đầy đủ.Những hành động ấy, toàn là do bộ óc của con người suy nghiệm ra cả. Và nhờ người biết suy xét mà ít khi bị lầm lẫn tai hại, nó giúp con người tuần tự tiến đến mức hay ho bằng mọi người trên thế giới.
Cũng vì những sự quan hệ của lòng biết suy xét mà trong xã hội không luận người nào mà không cần nó, nhứt là những người có đạo đức thì càng cần suy xét hơn nữa. Có suy xét con người mới không tham điều xấu, tạo việc quấy mà chỉ nhiễm sự đáng nhiễm, làm việc đáng làm. Nhược bằng thiếu suy xét thì đầu óc phóng túng, tâm trí xua đùa,gặp món gì cũng muốn gặp nhà nào cũng ham, thấy sắc ai cũng thích. Như thế đâu phải người tu, mà là con người điếm đàng, làm vật chướng ngại cho người đời chớ không ích lợi cho ai cả.
Cần phải suy xét như thế nầy:
Ngoài những khoản đã kể trên với công việc khác cũng vậy, trước khi làm chúng ta hãy suy nghĩ tột nguồn cội và biết kết quả của việc ấy như thế nào rồi sẽ thi hành sau.Việc suy nghĩ không mất thì giờ bao nhiêu mà chính nó giúp chúng ta thành công; nó như bộ tham mưu của chúng ta sẽ tránh trước mọi sự nguy hiểm; nó như vị Tề Thiên (trí) giúp Tam Tạng (tâm) đi đến Đông độ khỏi bị các yêu tinh nhiễu hại. Với điều cần yếu hơn hết là người tu hành lúc nào cũng cần có nó (suy xét) mới tránh sự cám dỗ của các cảnh dục lạc và tránh tất cả lời dụ hoặc của tà thuyết, còn làm cho mình nảy ra nhiều sáng kiến để dắt người còn mê muội cuồng táo được tỏ ngộ. Và nhờ suy xét chúng ta mới thấy rằng những việc nào có công đức thì cứ làm, những việc nào có khai thông trí huệ thì đi tới, không những nó làm cho mình khỏi nhiễm cảnh trần gian còn tiến tới chỗ giải thoát theo ý mình đã muốn.
Tóm lại, mục suy xét chủ yếu ở chỗ trước khi làm việc gì, hay trước khi muốn nói câu chuyện chi đều phải để chút thì giờ suy xét để tránh việc làm tổn hại cho người, tránh câu chuyện bại hoại phong hóa và cố gắng làm việc lợi ích cho gia đình chính ta và kẻ khác. Nếu đời sống của chúng ta, lúc ngồi nhà hay ra giúp đời cũng dùng lòng suy xét luôn, tất nhiên cả việc nhỏ đến việc lớn sẽ chu đáo,
không có xảy ra thất bại một cách oan uổng đáng tiếc.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét (đang xem)
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét (đang xem)
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT