Tại Sao Chúng Tôi Đặt Đức Tin Nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ

Ông Thanh Sĩ,Chú Nghĩa Thanh Sĩ,Tại Sao Chúng Tôi Đặt Đức Tin Nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ

Tại Sao Chúng Tôi Đặt Đức Tin Nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • Tại Sao Chúng Tôi Đặt Đức Tin Nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Đã có lòng muốn tu thì thiếu gì nơi để chúng ta tu,thiếu gì Hòa thượng, Yết ma hoặc ni cô, sư nữ chỉ giáo, sao chúng ta không học theo? Không thọ giới? Lại học theo giáo pháp của Đức Thầy và tin Đức Thầy?
Có những câu họ hỏi đó, chúng ta cần phải trả lời cho mọi người nhận rõ sự chúng ta theo Đức Thầy là đúng chơn ý và chánh đáng, chớ không phải mê tín.

“Ta là kẻ vô hình hữu ảnh,
Ẩn xác phàm gìn đạo Thích Ca”.

Đoạn nầy, Đức Thầy cho chúng ta biết rằng: chơn linh Ngài tuy không hình mà có bóng, nghĩa là phần chơn linh của Đức Thầy ẩn vào xác phàm để gìn mối đạo Thích Ca, nói rõ hơn là để chấn hưng đạo Phật. Sở dĩ Đức Thầy ẩn vào xác phàm để gìn giữ mối đạo Phật là vì trong khoản thời gian gần đây người tu hành hoặc ở chùa chiền hay tại gia thất đa số họ còn tu lối thinh, âm, sắc, tướng, làm theo pháp hữu hình trái với đạo vô vi của chư Phật; họ lợi dụng cảnh già lam, lợi dụng giáo pháp để mê hoặc kẻ tốt lòng tín ngưỡng. Vì phương tiện mà Đức Thầy phải mượn xác phàm,cũng ăn uống, cũng nói làm như mọi người mà khác hơn mọi người ở ý nghĩ cao siêu thoát tục, giảng giáo chỉ bảo nhơn sanh cốt làm cho người lỡ bước trở lại chơn chánh, kẻ không hiểu Phật Pháp sớm thức tỉnh quày đầu theo đạo đức. Khi chúng ta được hiểu Đức Thầy là một đấng siêu phàm;với sứ mạng bảo tồn chánh pháp của Phật Thích Ca thì chúng ta rất vui vẻ hăng hái cúi đầu vâng theo từ lời một của Ngài dạy bảo.

Sự phi phàm của Đức Thầy, chúng ta nhận thấy có ba mục quan yếu như sau:
1–Nhận thấy trí thức Ngài phi phàm.
2–Nhận thấy ngôn từ đạo lý Ngài chơn chánh;
3–Nhận thấy nhơn phẩm Ngài thuần khiết và cao thượng.

1-Lẽ thứ nhứt, chúng ta tin Đức Thầy là bởi sự hiểu biết của Đức Thầy khác hơn người phàm, vì Ngài từ một thanh niên đương độ đôi mươi tuổi chưa từng vào một thơ viện nào, không khảo cứu kinh sách nào, không học phù chú, chưa từng đi lại nhiều nơi mà bỗng nhiên Ngài hiểu rõ máy huyền cơ, lãm thông đạo lý, viết giảng kệ, thi phú, mở mang giáo pháp, chỉ vẽ huyền vi khiến cho ai cũng ngạc nhiên và thán phục chỗ Ngài chẳng học mà đối với người thạc sĩ, cử nhơn cũng chưa qua được. Và trong chỗ hiểu biết của Đức Thầy so lại với lời của Đức Phật trước kia hơn hai ngàn năm vẫn được phù hợp khắng khít một nhịp như: sau khi Phật thành đạo Ngài thuyết pháp Tứ diệu đế, độ năm anh em Kiều trần-Như, Át-Bệ, Bạt-đề, Ma-Nam-Câu-Ly, Thập-Lực-Ca-Diếp được chứng bực A-La-Hán, thì kỳ nầy Đức Thầy ra đời cũng đem pháp ấy dạy ra cho mọi người. Hai Ngài cách nhau trong khoản thời gian gần hai mươi sáu thế kỷ mà cũng cùng một tư tưởng, như thế Đức Thầy đã ám thông với Đức Phật, nên mới tương ứng như vậy. Với người thường học đâu biết đó, có khi sự học rồi mà còn quên đi,chớ đâu được như Đức Thầy chẳng học mà được biết rõ cả việc cổ kim.
2-Lẽ thứ hai, chúng ta tin nơi Đức Thầy là vì nhận thấy ngôn từ đạo lý của Đức Thầy rất chơn chánh, các sám giảng, kệ cơ của Ngài viết ra trước mặt mọi người, không ẩn ý cầu danh vụ lợi, không rù quyến một ai theo thói thường,mà là toàn cả kệ sám, phú thi của Ngài đã viết đều có mỹ ý trùng hưng đạo Phật, dắt người hiền trở lại của Phật, đánh thức người hung hăng táo bạo sớm thức tỉnh quày đầu.Nhiều khi Đức Thầy rất buồn hạng người hung hăng giả trá,nhưng Ngài không mắng nhiếc ai, vẫn nói lời trung đẳng,dịu dàng, hòa ái, khiến ai cũng vui nghe và cảm lòng mến phục để tu học theo.
Sở dĩ Đức Thầy dùng lời nói, hoặc bút mực viết ra câu kinh, tiếng kệ chỉ việc thiên cơ đạo lý với mục đích làm sao cứu vớt được tất cả quần sanh khỏi tục lụy, lo tạo phước duyên được sanh về Phật quốc khỏi sanh tử chuyển luân.
3-Lẽ thứ ba, chúng ta tin nơi Đức Thầy là cảm mến nhân phẩm của Ngài Thuần khiết và cao thượng, nghĩa là về phẩm hạnh của Ngài ròng rã trong trắng, không vết bợn nhơ,chẳng điểm hèn xấu, lại Ngài còn có tâm đức cao hơn người phàm và lành hơn người phàm. Và từ đó nhẫn nay, Đức Thầy chưa hề làm điều gì sai trái với qui luật của Ngài đã dạy cho tất cả môn nhơn đệ tử, ví dụ: Ngài dạy môn nhơn của Ngài đừng uống rượu, là chính Ngài đã không uống rượu, đừng cờ bạc là chính Ngài không hề cờ bạc v.v...Nghĩa là những gì của Đức Thầy ngăn cấm môn nhơn là Ngài đã không hề phạm việc đó và những hành động của Ngài không để sơ sót vụng về cho anh em tín đồ chịu khổ hại bao giờ .
Mặc dù từ trước đến giờ ngoài đạo Phật đã có nhiều đạo khác, cũng cổ động, cũng tuyên truyền thâu thập môn nhơn đệ tử, song các vị chủ trương ấy luôn cả lý thuyết không được chơn chánh, nhứt là không gồm đủ ba điều kiện đã kể trên, vì thế mà chúng ta chưa tin sự dẫn dắt của mấy ông được, vì chúng ta nghĩ rằng các ông chưa độ được các ông thì độ người khác sao được. Hơn nữa các vị giáo tông cần phải làm gương mẫu cho số thiện tín, nghĩa là mình phải làm trước rồi sẽ dẫn dắt họ, hay mình có được chứng đắc rồi họ mới tin, nếu mình làm trái lời mình dạy, hay mình có cử chỉ tầm thường thì không thể khiến họ tin được. Còn theo Thiền phái ở các chùa Phật, thì Đức Phật đã nhập Niết bàn, kinh luật của Ngài để lại rất nhiều, dù lừa kéo cũng không nổi, những lời lẽ thâm huyền quảng hượt của Ngài chỉ có bực thượng căn, đại trí mới hiểu rõ từ đoạn một được; còn chúng ta trí thức cạn cợt, đức hạnh mỏng manh, mắt không thấy xa, tai không nghe rõ, sự nhận xét quá nông cạn thì làm sao hiểu rõ lý cao diệu ấy nổi, nếu làm càn làm bướng sẽ có hại. Vì lời Phật nói rất bổ ích hơn sâm nhung, nhưng mà phải biết dùng vào trường hợp nào và cho vừa phân lượng thì cứu bịnh rất hay ho, nhược bằng dùng quá cân quá lượng sẽ bị hại ngay. Cũng vì lẽ đó, chúng ta chưa dám sấn tới,nhứt là chưa gặp minh sư dẫn giải lại càng khiến chúng ta ngần ngại hơn nữa.
Mãi đến khi Đức Thầy ra đời, chúng ta đọc thấy giáo lý Ngài dạy ra chơn chánh, chúng ta nhận rõ Ngài là vị cứu tinh của đạo Phật, của chúng sanh, Ngài đánh tiếng chuông lần chót ở thời kỳ nầy cho mọi người còn mê muội được tỉnh thức. Chẳng những lời của Ngài hạp trong đạo Phật mà còn hạp với đạo Nhân; Ngài dung hòa cho kẻ ở nhà tu cũng được, người ở chùa chiền tu cũng được, kẻ ở thành thị, non núi cũng đều tu được cả. Với những lẽ rất thích đáng nhứt là chúng ta tin Đức Thầy, vì Đức Thầy là bực siêu phàm, đủ tài đức, đủ trí huệ, đủ công năng có thể cứu chúng ta từ chỗ mê khổ đến chỗ an vui, chúng ta không còn ngần ngừ, vẫn hăng hái qui ngưỡng theo lời Ngài dạy và nhận Ngài là Thầy của chúng ta.
Nói tóm lại, sở dĩ chúng ta tin Đức Thầy là nhận nơi Đức Thầy có sự hiểu biết khác hơn người tục, lời lẽ Ngài dạy ra rất phù hợp giáo lý của Phật Thích Ca và điều chót hết là gương hạnh của Ngài trang nghiêm, không phải kẻ thường tình làm được.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại Sao Chúng Tôi Đặt Đức Tin Nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ? (đang xem)
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT

إرسال تعليق

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật