Tám Pháp Đạo Phần - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Tám Pháp Đạo Phần


TÁM PHÁP ĐẠO PHẦN
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • TÁM PHÁP ĐẠO PHẦN
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
BÁT CHÁNH ĐẠO
1- Phần thứ nhứt, Chánh kiến: Có nghĩa trong chỗ xem xét nào cũng chơn chánh, cái xem xét chơn chánh ấy là phải thấy biết được sự thật, dù việc của mình hay của người khác, rán tránh tà kiến để khỏi những cách đối xử sai lầm,
hành động trái ngược có hại.

2- Phần thứ hai, Chánh tư duy: Có nghĩa trong chỗ tư tưởng của mình lúc nào cũng giữ được chơn chánh, cái tư tưởng ấy nó không tướng hình, chẳng có vách thành nào bằng sắt đá mà ngăn cản nó được, trong chớp mắt nó đã xuông qua cả muôn ngàn non biển, nó thường lẻn đi lục lạo từ nhà này đến nhà khác không ai hay biết. Cái tư tưởng nó nhanh lẹ như thế, mỗi người phải giữ nó, nếu để phát sanh tư tưởng tà thì sớm muộn gì cũng sẽ hành động tà. Vả lại, càng tưởng tà vạy chừng nào, càng khiến cho đầu óc đen đúa chừng nấy, mà nếu đầu óc con người bị đen đúa, tức là cái linh trí bị mờ ám. Linh trí là chủ tể của sự quan sát của con người, nếu nó bị lu mờ thì mình chẳng còn nhận xét sáng suốt nữa, còn nói gì phần đọa lạc là cố nhiên không tránh khỏi.

3- Phần thứ ba, Chánh nghiệp: có nghĩa trong việc làm nào của mình cũng cần giữ cho chơn chánh, mặc dù vấn đề sanh sống đòi hỏi mình rất nhiều về sự ăn, mặc, ở và những nhu cầu cần thiết khác. Luật đạo không cho phép mình vịn vào vấn đề sanh sống mà làm những việc tà vạy.

Trên thế gian không thiếu chi nghề nghiệp, mình nên chọn việc chơn chánh để sống; thà sống trong cảnh nghèo túng mà được giữ còn tâm hạnh trong sạch chơn chánh hơn sống trong cảnh giàu sang mà năm nầy tháng nọ chôn nhốt trí não vào chỗ tội ác. Sách sử đánh giá con người ở chỗ chơn chánh, chớ không đánh giá ở chỗ tiền bạc, vì tiền bạc không đưa con người đến chỗ hạnh phúc và nó cũng không trường cửu. Nếu sách sử đánh giá tiền bạc là quý, sao không thấy chỗ nào khen ngợi vua Trụ, Kiệt, người Thạch Sùng, Vương Khải, chính các ông ấy có của tiền nhiều hơn thiên hạ. Thế thì đủ biết sách sử chỉ đánh giá con người chơn chánh, mà kẻ tu hành cần phải giữ nó và chính nó là nguồn gốc cho sự giải thoát vậy.

4- Phần thứ tư, Chánh mạng: có nghĩa trong đời sống của mình cần phải giữ chơn chánh. Muốn cho mình được sống vững mà nỡ giết chết đời sống của người khác, đó là việc làm tàn nhẫn tội ác. Hãy coi cái sống của người khác như cái sống của mình, mình muốn sống, người khác cũng muốn sống và trong việc làm của người cũng như việc làm của mình rán tránh những tai họa cho người do mình gây ra.
Vì có nhiều khi người ta trọng đời sống mình hơn người khác, nên nhiều khi họ dùng bàn tay sắc bén mổ xẻ người khác để cướp những quyền lợi, nhứt là họ thường nhẫn tâm dùng đủ mưu kế sâu độc phá hoại hạnh phúc kẻ khác. Nói rõ hơn, kẻ ấy chỉ đặt cái sống của họ trên cái sống của người khác, cái sống ấy như loại ký sanh trùng hay làm hại đời, chớ không ích cho đời.
Với cách sanh sống ấy, con người học đạo luôn luôn bài trừ và đào thải khỏi vòng đạo lý, chỉ biết một cách sinh sống của người học đạo là phải sống trong bao nhiêu cái sống tốt lành. Sống đây để làm những việc ích nước lợi dân, sống để treo tấm gương đạo hạnh bất diệt, sống làm rạng vẻ giống nòi. Có thế cái sống mới không thẹn thùa, nhứt là cái sống không uổng công sanh thành của cha mẹ. Kẻ tu hành cần lấy cái sống nầy làm chiếc thuyền đưa mình đến bến giác.

5- Phần thứ năm, Chánh ngữ: Có nghĩa trong những lời nói nào của mình đều phải giữ chơn chánh. Mỗi ngày mình nói rất nhiều, không chuyện nầy cũng chuyện khác mình phải nói. Trong lời nói ấy, không bắt buộc mình nói quấy, mình cũng không có lý do gì phải nói quấy cho tội lỗ miệng. Hơn nữa, lời nói ra, lỗ tai người khác nghe, việc làm ra, con mắt người khác thấy, hai cái đều có kết quả tương đương, nhiều khi chưa làm mà chỉ nói không cũng đủ hại rồi. Lời nói là một việc hệ trọng của con người, nó có thể đem lại cho con người hạnh phúc hay tai hại. Thế nên, lúc nói cần liệu lượng kỹ càng để tránh sự lầm lạc. Câu mình nói ra không khi nào lấy lại được, vì nó không hình tướng mà chỉ vang dội vào tai của người khác nghe thôi. Song, với kẻ hiểu đạo rất cần dùng lời nói để làm phương tiện giúp đỡ cho người khác được hiểu câu chuyện siêu mầu, việc làm chánh đáng, đó cũng là một việc giúp đời.

6- Phần thứ sáu, Chánh tin tấn: có nghĩa trong chỗ sấn xước mạnh mẽ của mình cần giữ được chơn chánh.
Trong việc làm chơn chánh đem lại phúc lợi chung cho cả mọi người, thì hãy nên hăng hái làm cho được kết quả. Hoặc việc làm giúp cho trí hóa mình được triển khai, đạo hạnh mình được sáng sủa thì hăng hái để làm. Trái lại, không nên nghe người có tiền nhiều mà hăng hái đến cướp giựt, nghe chỗ đó có những hương hoa nhiều mà hăng hái đến đó thưởng ngoạn, hoặc nghe đâu có những trò vui muốn đến đó hưởng thích thú, vì cái hăng hái trong việc làm tà vạy sẽ gây tai hại cho mình hoặc cho người, đối với kẻ đạo đức không nên làm đến.

7- Phần thứ bảy, Chánh niệm: có nghĩa đối với ý niệm của mình, lúc nào cũng giữ cho chơn chánh. Cần ghi nhớ những điều lịch sử khen tặng, xã hội quý yêu, Phật pháp khuyến tấn, ruồng bỏ những cái nhớ xằng bậy, những cái nhớ có tai hại như: rượu chè, cờ bạc, mèo mở v.v... cái nhớ tưởng xấu xa ấy, chiếm đầy trí não, nên cái nhớ tưởng tốt lành không nhân chỗ hở để chen vào được. Đối với thời đại nầy người học đạo cần nhớ Đức Phật như đứa con xa nhớ nhà, chỉ mong ngày trở về, chớ để đầu óc tưởng nhớ việc khác, được thế tất nhiên được gặp Phật.

8- Phần thứ tám, Chánh định: Có nghĩa nơi tâm mình lúc nào cũng chủ định chơn chánh. Chủ định ấy có thể làm lợi cho nhiều người, làm sáng được tâm đức mình, khiến mình khô ngòi tội lỗi, thạnh mậu phước đức làm cho trí huệ mình mở mang và cần phải chủ định cứu độ nhơn sanh. Đó là chủ định cao quý. Trái lại không chủ định việc tà ác. Nhược bằng mình chủ động việc tà ác, người khác cũng chủ định việc tà ác thì cả hai hợp lại thành cuộc đấu tranh gớm ghiếc, vì kẻ nầy cũng muốn lợi, kẻ kia cũng muốn lợi nên phải gây cuộc cấu xé giành giựt lẫn nhau. Điều ấy, người học đạo cần cự tuyệt, dù ai quyến rủ lôi kéo cách mấy
cũng phải xa lánh.

Thật hành được tám pháp nầy, nó sẽ có năng lực giúp đỡ con người thấy biết không rối loạn lầm lạc, nghĩ tưởng không mờ mịt xấu xa; việc làm không gây những sự tổn hại cho mình hay cho người; đời sống không làm cho người khinh khi rẻ rúng; lời nói được có giá trị, chẳng bao gi nói sai suyển độc ác; hăng hái trên lẽ tốt lành, không hề bị thị dục đưa đẩy vào chỗ cuồng ngông táo bạo; ghi nhớ những lẽ chơn chánh không ghi nhớ các tập nghiệp xấu xa đảo ngược đầu óc; đến tâm định vẫn được vững vàng không bị dời đổi, nhứt là tâm được chủ định việc thanh cao sáng suốt, không nằm trong chỗ tối tăm. Nói rõ hơn, tám pháp nầy, khi hành được, nó sẽ giúp cho sự thấy biết của con người được rõ ràng sự thật, nói năng được đúng đắn, ý nghĩ được trong sạch và việc làm nhân đức, đem lại nhiều lợi ích cho mọi người về việc đời hay việc đạo, mà những lẽ nầy đối với kẻ tu hành lúc nào cũng gắng gổ để làm cho được. Có làm được những điều đó, mới thấy người tu hành giúp đỡ cho đời một phần nào về kết quả xứng đáng.

Đối với ba mươi bảy pháp trợ đạo đã kể trên, người tu học Phật pháp lúc nào cũng phải nhuần thắm trong trí não, khi đứng ra giúp đời, hãy tùy tiện từ pháp một trong ba mươi bảy pháp để sử dụng cho khéo léo thích hợp, nghĩa là tùy hoàn cảnh và trình độ mọi người xung quanh, nhứt là người mình muốn cứu độ làm cho họ nghe theo đạo lý, và cái đạo hạnh của mình cũng đến mức rộng lớn.
Đối với ba mươi bảy pháp nầy, chẳng những nó giúp cho người tự độ lấy mình mà còn làm cho mình có phương tiện độ được người khác, chẳng khác nào người làm ruộng mà có được trâu bò hay giỏi thì đám ruộng ấy khỏi phải chậm trễ mùa màng; như người ra trận mạc cỡi trên con ngựa hay sẽ giúp cho đường tấn thối mau lẹ, và khắc phục kẻ địch một cách nhanh chóng; như người đi rừng sẵn búa bén trong tay ruồng phá cây cối sắn bìm cản trở và trừ được thú dữ, cứu mình khỏi mang tai họa. Thế là lợi ích của ba mươi bảy pháp nầy chẳng phải nhỏ, mỗi người cần ôn cố để thi thiết phước lợi cho quần sanh



HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám Pháp Đạo Phần (đang xem)
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật