- THẬP ÁC
- Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Vì rằng, nếu chúng ta chỉ đền đáp những người chúng ta thọ ân, còn đối với kẻ khác chúng ta lại toàn làm điều hung ác với họ thì chẳng những họ sẽ bất bình mà với người chúng ta đáp ân kia, họ cũng không vui. Bởi vì chúng ta đền ơn đáp nghĩa cho một người nầy, còn đối với người khác thì chúng ta đem điều tội khổ cho họ, thì chẳng phải là việc làm của chúng ta đem cái vui của người nầy để đổi cái khổ của người khác hay sao? Chúng ta đáp ân cho người nầy, bằng cách đi cướp giựt của kẻ khác thì đâu phải là chánh đáng.
Xin nói hơn lần nữa, chúng ta muốn đền ơn cho người nầy, mà làm khổ cho người kia, chỉ gây lấy oán với người chớ nào phải cách đáp ơn như vậy.
Ít ra chúng ta muốn đền ơn đáp nghĩa những kẻ chúng ta đã nhờ nhõi là chúng ta trước phải chừa xong các điều tội ác và việc chánh đáng, thì trong sự đáp ơn ấy mới thật tình đáp ơn; và trong hành động ấy mới không gây điều khổ cho người khác.
Bởi thế, chúng ta hôm nay tìm hiểu rõ nghĩa thập ác.
“Nguyện cùng Phật dứt duyên trần cấu,
Phải trừ thêm thập ác huyễn thân”
Đoạn nầy, Đức Thầy bảo những kẻ đã mê, hôm nay muốn qui y đầu Phật thì hãy thành tâm nguyện cùng Phật rửa sạch tất cả bụi trần đang bám díu nơi lòng; đồng thời phải ngăn chừa được mười điều ác đương tích tụ nơi thân huyễn hóa của mình nữa mới được.
Có một hôm nọ, Đức Phật cùng những đại đệ tử của Ngài thân đến cung Long Vương, nhân chỗ các loài ở cõi của Long Vương có những hình hài sai biệt nhau, Phật Ngài thuyết ra mười điều ác. Ngài nói rằng: “Sở dĩ ngày nay cả thảy chúng sanh ở trong biển khổ có những hình sắc ô dề thô mịn, hoặc lớn hoặc nhỏ, hoặc lành mạnh, hoặc đau yếu, hoặc tốt tươi, hoặc xấu xí hầu hết do ý niệm và tư tưởng bất lành của thân, của miệng, của ý, ở mỗi chúng sanh gây ra. Vì tùy theo nghiệp tạo, hoặc lành hoặc dữ của mỗi người mà chịu lấy quả báo tốt hay xấu”.
Đức Thầy dạy: “Nếu ai muốn làm được trọn đạo làm người điều trước nhứt phải gìn vẹn bốn điều ân. Nhưng muốn làm xong bốn điều ân, thì mỗi người phải chừa bỏ được ba nghiệp tội và mười điều ác. Đó chẳng khác nào người muốn làm giàu thì phải rán tránh sao đừng cho thiếu nợ. Vì nếu xưng mình có của mà còn mang nợ nần thì đâu yên tâm và sao gọi là người giàu. Những người tu cũng thế, muốn cho mình được làm nên ông Thánh, ông Hiền mà những điều ác nơi mình chưa trừ bỏ xong thì đâu có thể nào làm ông Thánh ông Hiền được. Đó chẳng khác nào mình leo lên cây bắt cá, xuống nước mò trăng, việc làm ấy muôn lần không được một lần.
Trường hợp ở thời đại hiện nay có lắm người như vậy: trong lúc tu hành muốn mình mau chứng quả, hoặc được phép thần thông, được có gậy báu hay được lời vàng tiếng ngọc của các bực Thánh Tiên ban cho, mà những điều của các Ngài dạy làm lành, làm phải không chịu làm, điều nào cũng lật ngược lại tất cả và làm xáo trộn cả pháp tinh nghiêm trong kinh kệ. Do đó mà sự tu hành của hạng người ấy không hề có linh ứng. Cái giả dối của họ, đối với phàm trần còn không ưa thích huống hồ Thần thánh các Ngài đã nghiêm nghị hơn thì không thể nào cấp phát cho họ những mầu nhiệm gì được. Vì nếu cấp phát cho họ phép mầu,chẳng khác nào giúp hổ thêm sừng sẽ thêm tai hại cho đồngbào nhơn loại chớ chẳng ích chi.
Mọi người đều có ba cái nghiệp nó thường ngăn che chơn tánh. Ba nghiệp ấy là cái nghiệp của xác thân, cái nghiệp của lỗ miệng và cái nghiệp của ý tưởng. Ba nghiệp nầy, là gốc để sanh ra mười điều ác.
A. Thân
-Về nghiệp của thân xác thường hay sanh sản ra ba điều ác:
B. Khẩu (Miệng)
-Nghiệp của lỗ miệng thường hay sanh sôi nảy nở ra bốn điều ác.C. Ý
-Nghiệp của ý thường hay sanh sôi nảy nở ba điều ác:làm cho kẻ khác phải thiếu hụt mất mát thân thể hư hỏng mà chẳng cần đến.
Đó là mười điều ác mà hầu hết kẻ già người trẻ ít có ai tránh khỏi, người thì tránh khỏi được nghiệp của thân lại còn máng nghiệp của ý, tránh được nghiệp của ý mà chưa dứt nghiệp của khẩu v.v... thấy ít có ai được hoàn toàn chừa xong mười điều ác. Vì vậy, chúng ta đến những nơi đông đảo, hoặc chợ búa, hay chỗ hội nhóm cả trăm cả ngàn người mà thấy không người nào giống người nào cả,đó là do mỗi người đều có ý niệm khác nhau mới biểu hiện ra hình tướng khác nhau. Nhược bằng ai cũng chừa dứt mười điều ác thì trên nhơn loại không kẻ giàu, người nghèo; không kẻ quá thông minh, người cực kỳ ngu dốt, hay giữa cá nhân nầy nghịch với cá nhân khác; hoặc phân biệt dân tộc nầy với dân tộc kia; và một điều rõ rệt hơn nữa là không sai khác hình hài giữa người ăn mày với người phú hộ. Như lời Đức Phật nói: “Con người có những hình thể sai khác nhau là do ý niệm khác nhau”.
Được hiểu sự giàu nghèo, ngu trí toàn là do ý niệm thiện hay ác của mỗi người gây ra, thì mỗi người chúng ta dù đứng nhằm cảnh nào cũng cho rằng: do mình tạo ra, không lời than trách ông Trời ông Phật hại mình. Nếu mình muốn khỏi những điều khổ ở trên đời thì không có gì bằng gắng gổ chừa các điều ác thì sẽ khỏi khổ ngay.
Có câu: “Chưởng qua hườn đắc qua, chưởng đậu hườn đắc đậu”. Nghĩa là trồng dưa thì hưởng dưa, trồng đậu thì hưởng đậu. Việc làm lành làm phải bây giờ sau sẽ trả lại cho việc tốt đẹp vui sướng.
HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
28. Thập Ác (đang xem)
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
28. Thập Ác (đang xem)
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H
HẾT
Đăng nhận xét