Trung Thành - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Trung Thành


TRUNG THÀNH
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • TRUNG THÀNH
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Về mặt nhân đạo có hai việc rất quan hệ hơn hết là chữ trung với chữ hiếu. Lòng trung không những đối với bực trên của mình mà còn đối với mình nữa. Có trung thành mới tránh khỏi những sự thay đổi ở tâm trí của mình hay thay đổi ở chỗ mình đang thù phụng tín ngưỡng. Có được chặt lòng tín ngưỡng và giữ một mực thờ kính người trên thì tất cả những gì của mình muốn sẽ được có kết quả. Do chỗ quan hệ ấy, hôm nay chúng ta tham khảo mục trung thành.

“Ghi biên những kẻ quá lương hiền,
Một mực trung thành với Phật Tiên”.


Mỹ ý của Đức Thầy bảo rằng: Ơn trên sẽ ghi chép những người lương hiền và một lòng trung thành vâng lời giữ thờ kính Tiên Phật.

Nghĩa của chữ trung thành là ngay thật. Sự ngay thật ấy, không những đối với mọi người mà còn phải đối với mình nữa. Có đối với mình ngay thật, từ đó mới phát đoan sự ngay thật đối với người khác. Nhược bằng mình không ngay thật thì không thể đem ra đối với người khác được. Khi mình tự dối mình được, đó là triệu chứng làm mầm móng để dối kẻ khác. Nghĩa là lòng mình có phát khởi điều chi dối, mình biết trước mà còn dung túng nó, không trừ dứt thì có ngày mình sẽ dối với người khác nữa.

Vả lại trên đời nầy, bất cứ việc tu hành hay là việc làm ăn, nếu ngươi không trung thành với ý nguyện của mình hay với lời giao kết cùng kẻ khác thì cả mọi việc sẽ thất bại hết chín phần mười, nếu có được kết quả cũng chỉ miễn cưỡng vậy thôi, chớ không chắc chắn.

Vì lẽ đó, mỗi người trong giới học Phật phải trung thành với mục đích cao quí, việc làm trước tiên là phải tín ngưỡng Đức Phật, Đức Thầy và theo dõi đạo lý, dù gặp cọp đón đường, ma chận lối cũng tiến tới và dầu ai có để cách mua chuộc cũng không bán, giữ tâm chí không phai lợt. Được vậy, tôn chỉ tối cao, tối thượng của đạo có thể lần dò đến đó được.

Với lòng trung thành ấy, tóm lại bốn việc: Trung thành lời nói, ý nguyện, việc làm và bổn phận. Bốn điều nầy dĩ nhiên chúng ta phải trung thành đáo để. Song cũng có một vài trường hợp cần phải cải sửa được, ví dụ: Việc của chúng ta đã làm hay lời nói sái quấy mà chúng ta không biết, một hôm có người chỉ rõ ra, thì chúng ta phải sửa bỏ ngay.

Chúng ta không trung thành việc quấy cũng như không bảo thủ thành kiến của mình mà phủ nhận lời nói phải của người khác, thế mới đổi dở thành hay, cải tà qui chánh được.

Trường hợp thứ nhứt của người biết trung thành, là lời gì của mình nói ra với người lớn hoặc nhỏ, người trong nhà hay ngoài đường cũng đều giữ đúng. Sự kỳ hẹn cam kết câu chuyện chi với người, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không để sai, việc của mình đã nhứt định thì không nên tráo trở. Như vậy, mình mới có thể gây lòng tin tưởng với mọi người ở nhiều việc khác nữa.

Khi người tin tưởng mình, thì việc của mình nói ra họ đều tin cậy và việc của mình làm ra cũng được họ luôn luôn ủng hộ. Nếu mình dối lừa họ ở lúc ban đầu thì sau mình có nói đúng sự thật họ cũng không tin và còn cho mình ăn nói đùa giỡn là khác nữa. Như thế lời nói của mình há dám coi thường được ư?

Trường hợp thứ hai của người biết trung thành, là với ý của mình đã nguyện làm theo hay đi theo con đường chơn chánh hợp lệ, dầu cho phải gặp lắm người chỉ trích, xuyên tạc, bài bác ,nói ra nói vào mình cũng vẫn cố gắng thực hiện cho được. Được vậy cái nguyện của mình không hư bỏ, nó sẽ thành hình cụ thể.

Hơn nữa, mình không nên để lòng mơ hồ hoặc bị người phá hoại bằng cách nầy hay cách khác làm thay đổi chí tốt đẹp, đem vào ý chí nhơ xấu, thì công cao nghĩa cả nào mà chẳng làm nên.

Trường hợp thứ ba của người biết trung thành là việc mình đang làm hoặc sắp làm với mục đích rất cao quí tốt đẹp, có lợi ích không những cho mình mà còn cho mọi người nữa, thì dù phải hy sinh phần nào trong đó mình cũng cương quyết tiến tới chỗ thắng lợi. Với sự hy sinh nầy, dù gặp bao nhiêu chông gai nguy hiểm cũng phải cố gắng lướt qua để đạt kết quả vinh diệu. Ngày xưa các bực danh nhân đã thành công trên bước nguy hiểm ấy, mình há chẳng để hiểu theo dõi ư?

Hơn nữa, trên bước tiến hóa thường gặp phải nhiều việc thấy chết trước mắt mà không thối chuyển mới được đời tôn lên vị cứu tinh của nhơn loại. Như trường hợp Đức Phật Thích Ca lìa ngai vàng điện ngọc, lìa vợ đẹp con xinh đem thân vào rừng bụi tu hành khổ hạnh, ngày chỉ ăn vài hột mè, đêm uống vài giọt sương năm nầy qua năm khác, như thế sau khi Ngài thành đạo được người đời tôn sùng kính bái làm bực Từ phụ, chớ đâu phải Ngài vẫn làm một vị thái tử trong trào mà họ tôn phục đâu. Các việc khác cũng vậy, nếu thấy việc đáng làm thì chúng ta cứ làm ngay, dù khó cũng rán cho được, khi được rồi sẽ thấy mọi sự vinh diệu trong ấy.

Trường hợp thứ tư của người biết trung thành, là phận mình làm dân đối với đất nước phải hết dạ trung cang nghĩa khí, làm sao nâng vạc đỡ thành, cứu quốc an dân ,không vì tham sống sợ chết mà rụt rè trước kẻ xâm lăng; và không vì cá nhân tư lợi nỡ chà xát đồng bào để thủ lợi. Còn đối với cha mẹ thì hết lòng thờ kính, làm cho cha mẹ khỏi rách rưới, không đói kém, không thiếu thuốc men, được nơi ở yên, được con thảo, dâu hiền, cháu ngoan, như thế mới phụng sự cha mẹ được chu đáo. Đối với Thầy thì luôn luôn kính thờ , vâng lời dạy bảo và hy sinh đời mình để cung phụng cho Thầy ngang hàng cha mẹ: Cha mẹ sanh ra xác thịt, còn Thầy dìu dắt linh hồn.

Về mặt tạo sanh xác chất và dìu dắt linh hồn cả hai đều có giá trị tương đương, không trước mặt Thầy thì tôn kính, vắng mặt Thầy lại phụ bạc. Được như vậy mới tròn phận tín đồ, môn đệ của Thầy. Còn đối với anh em, chồng vợ, bè bạn, chủ tớ đều phải luôn luôn lấy lòng ngay thật giao tiếp nhau cho ổn đáng từ việc nầy đến việc khác. Trong khi mình đối với nước non, cha mẹ sư trưởng, anh em, chồng vợ bạn bè và chủ tớ dù gặp gay go nguy hiểm, nhiều khi phải thập phần tử nhứt phần sanh cũng vẫn giữ một mực như cũ không phản phúc. Nếu mình được giữ lòng sắt son như thế thì đứng giữa cõi đời, ngước mặt ngó lên không thẹn với Trời, dòm xuống chẳng thẹn với người và đọc sách Thánh hiền tự thấy mình vui vẻ lên, sáng suốt lên không có gì phải hổ.

Thêm nữa, lòng trung thành giúp mình về mặt cư xử với đời mà còn giúp cho mình thực hành trong cửa đạo nữa,như mình đang phượng thờ tín ngưỡng đạo lý, dù chóng thác đi nữa cũng không ngừng chí, vẫn đi đến rốt ráo của lý tưởng. Đó chẳng khác chúng ta bước lên nấc thang: phải leo lên nấc nầy đến nấc nọ cho đến nấc chót hết mới thôi.
Vả lại, lòng trung thành như keo để dán từ miếng giấy này dính với miếng khác; như hồ trộn với vôi, cát để xây cất lầu đài chắc chắn; và nó cũng như nền móng cứng chắc để dựng tòa lầu ấy, nên lúc nào mình cũng cần có nó.

Vì lòng trung thành có năng lực giúp mình vững lòng để đi đến mục đích của đạo mà Đức Thầy đã chờ đón, nếu mình đeo đuổi mãi sẽ đến kết quả vinh diệu.
Tóm tắt, mục trung thành dạy mình lúc nào cũng phải ăn ở ngay thật với kẻ nhỏ đến người lớn, từ trong gia đình đến ngoài xã hội: trong việc nói năng, ý nguyện, hành động và bổn phận. Mình nên xem thường sự chết để bảo tồn lòng trung thành và coi sự chết là khẩu hiệu duy nhứt của mình trên đường tiến bộ.
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành (đang xem)
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật