Tứ Niệm Xứ - GIÁC NGỘ TÙY DUYÊN
LGWfrYbsCGvENWA8TkfRMZ7fj7Z9WPOVhLeg8glK
Bookmark

Tứ Niệm Xứ


Tứ Niệm Xứ
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)


  • Tứ Niệm Xứ
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ

TỨ NIỆM XỨ

1- Pháp thứ nhứt quán Thân bất tịnh 

Là hãy xem lại cái thân xác của mình, để thấy rõ nó thanh trược như thế nào? Nó chỉ hãnh diện với đời bằng lớp da bao bọc đẹp đẽ bên ngoài, chớ bên trong của nó chứa đầy những chất hôi hám khó ngửi. Đã thấy được sự dơ bẩn bên trong xác thân thì lòng mình đâu còn tưởng xác thân là đẹp đẽ nữa và không có ý do gì để mến tríu nó, chỉ nên lợi dụng nó làm một con ngựa để cho ông đại tướng chơn tâm của mình cỡi, để khắc phục được sáu giặc trần, hầu suôn đường bén lối cho mình đi thẳng đến ngôi giải thoát và đạt thành bản nguyện cứu vớt quần sanh. Kỳ dư, chẳng nên vì nó trau chuốc món ăn thức mặc, nỡ tạo những điều tội lỗi.

2 - Pháp thứ hai quán Thọ thị khổ

Là hãy xem lại huyễn thân nó không những dơ bẩn, giả dối lại còn làm nguyên nhân cho mọi nỗi già yếu, ốm đau; cả mắt, tai, mũi, lưỡi, thân mỗi ngày đều có tiếp xúc với ngoại cảnh hoặc thuận, hoặc nghịch, gây thành mối vui buồn, thương, ghét...

Khiến mình cảm thấy nơi thân cứ nặng nề rứt rả mãi, thật là một nỗi khổ không ngần. Khi hiểu xác thân là nguyên nhân cho các sự khổ già, bịnh, thương, ghét, thì mình chỉ xem nó là thứ thường làm hang ổ cho vô minh, sào huyệt cho ma quỷ làm cho chúng sanh vì nó chịu sự thống khổ trên đời, đến khi mạng chung còn đầu thai trở lên tiếp tục chịu mọi nỗi khổ ấy nữa. Cứ thế mà nối liền nhau mãi, ngàn đời muôn kiếp chưa xong, thế thì lấy chỗ nào để gọi thân nầy là sung sướng, cõi đời nầy là an vui được ư? Hãy nhận ngay xác thân là khổ, sở dĩ mang nó là do mình đã tạo nghiệp trước kia, mà bây giờ phải trở lại để đền trả rồi biến hoại chớ không giữ nó còn mãi được, thì đâu nên tưng tiu cưng dưỡng nó trong việc làm tội ác cho phải luân hồi. Chỉ nên hy sinh nó làm những việc gì ích nước lợi dân, để tạo cuộc thanh bình chung cho đồng bào nhơn loại là một điều quý báu hơn hết.

3- Phần thứ ba quán Tâm vô thường

Là đã xem xét rõ cái thân chẳng những nó giả dối dơ bẩn, mà cái tâm cũng không được thường tồn. Bởi sao? Bởi nó là vọng tâm. Vì vọng tâm nên giờ trước nó vui, giờ sau nó buồn, bữa trước nó thương người, bữa sau nó ghét người; giờ nầy nó tính tha người, giờ tới nó định hại người, thật là nó bất thường, không trụ chánh ở việc nào, nó cứ theo ngoại trần mà thay đổi mãi không ngừng. Thấy rõ con người dường như bị ngoại cảnh chỉ huy hơn là tự mình chỉ huy, nếu ngoại cảnh đưa lại thuận thì vui, còn ngoại cảnh đưa lại nghịch thì buồn. Những cái vui buồn, cái thương ghét ấy, do vọng tâm chạy theo ngoại cảnh, ngoại cảnh chi phối nó, sai khiến nó, mới sanh ra. Thật nó là giả tâm chớ không phải thật tâm. Chúng ta thấy sự khổ của thân biết được cái giả dối của vọng tâm, liền định tĩnh cõi lòng, xét rõ ràng mọi việc rồi sẽ phán đoán, thế là một phương tiện cho mình khỏi bị ám ảnh của vọng tâm, khỏi sự dẫn dắt ngoại cảnh.

4- Pháp thứ tư Quán pháp vô ngã

Là đã xem xét kỹ cái thân dơ bẩn, và có cái thân mới chịu mọi sự khổ. Còn cái tâm thì hay hướng theo ngoại vật mà đổi dời tráo trở mãi. Cho đến những ngoại vật hay những vật của mình sắm sanh cấu tạo cũng toàn là thứ giả dối, như các cảnh trong giấc mộng, không một vật nào còn mãi, dù nhà vôi vách gạch của người lắm công đào tạo thật chắc cũng chỉ trong một thời gian là sụp đổ; mặt đất dù đóng cừ xây đá cũng trong thời gian rồi hóa ra sông biển; đến đỗi mớ áo quần, tiền bạc cũng toàn là thứ giả dối, hãy vào nước thì rã, vào lửa thì cháy, không khi nào giữ còn mãi được. Như thế có gì gọi là của ta? Sắm sanh nó chỉ dành cho kẻ khác, sau nầy xài chớ mình đâu sống mãi với vật ấy. Nó chỉ là vật lưu truyền, chuyền từ tay người nầy đến tay người khác, không khi nào ngừng.
 
Nghĩ vậy, còn chấp cái gì nữa. Chỉ để làm truy cứu cho thấy rõ chỗ nhiệm mầu Phật pháp, hầu làm sao về cảnh giới Tịnh độ bất diệt mới gọi là trường cửu, vì cảnh vật ở cõi đó không già, không bịnh, không chết chóc như cõi nầy.

Nói tóm lại, bốn pháp niệm xứ nầy để đối trị lòng tham chấp tập nhiễm, như: quán thấy cái thân nhơ nhớp thì không còn mến tríu xác thân, chỉ lợi dụng xác thân làm điều từ bi bác ái lợi ích quần sanh. Quán thấy cái thân là đãy da thúi chẳng những nó nhơ nhớp mà còn làm nguyên nhân cho sự ốm đau chết chóc, thương ghét, mừng giận thì dù ngũ quan xét soi tiếp xúc cả vạn vật cũng không đắm nhiễm, chỉ như là một ánh nắng giúp thế gian thấy đường lối và ấm áp vậy thôi, tới chừng lặn thì lặn, đến khi mọc thì mọc, chẳng bị cảnh vật nào trói buộc mình được. Quán thấy vọng tâm bất thường khi vui buồn, khi mừng giận, khi thương ghét, toàn là vì ngoại cảnh đưa lại gây thành những điều vui, buồn, mừng, giận ấy. 

Ví dụ: khi gặp cảnh thuận lợi thì lòng sanh mừng, gặp cảnh trái nghịch thì lòng sanh giận, mừng giận giai do vọng tâm sở chấp ngoại cảnh mà ra, chớ ngoại cảnh không can gì đến mình cả: như người cho tiền là trọng mới đem lòng tham mến nó, rồi làm cho nó chạy được đi được, nói năng được, thay thế chơn tay, mắt mũi do người, người biến nó thành ông thần sống chết của nhơn gian, chớ thật nó là vật vô tri vô giác có biết gì đâu! Như thế thì vọng tâm ấy giả dối, hiện tượng của mê si, chúng ta đã thấy biết rõ ràng như vậy thì chẳng còn chiều theo nó nữa, nên tìm lại nguồn cội thanh tịnh chơn như của bản tâm. Còn quán thấy vạn vật chung quanh, hoa kiểng có ngày tàn, trâu bò có ngày chết, nhà cửa có ngày sập, bàn ghế có ngày mọt mối ăn, cả thảy vạn vật trên đời cũng có ngày biến hoại ra bùn đất, nước, lửa, điều nào mình mua sắm thì tạm gọi là của mình, chớ thật ra thì nó không lệ thuộc của ai. Ví dụ: chiếc xe của mình đi, nếu đưa kẻ khác đi cũng được, chớ chiếc xe ấy không nói nó thuộc của chủ nó. 

Chỉ vì người ích kỷ tư tâm, việc của mình sắm là cho rằng có của mình, rồi bắt đầu giữ gìn giành giựt vậy thôi. Hiểu như thế, chúng ta thấy các vật không phải của ta và nó là món lưu chuyển thì chỉ nên đem nó làm món giúp cho người được nhờ là hay hơn hết, như có tiền thì giúp tiền, có thóc thì giúp thóc, khiến người khỏi phải thiếu hụt v.v .. được như thế, là mình chỉ huy sự vật, chớ sự vật không chỉ huy mình được. Nếu mình chỉ huy vạn vật thì mình tự do muốn ở cõi trần thì ở, muốn về cõi Phật thì về cõi Phật chừng nào cũng được.

HẾT
1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu pháp của Phật Giáo Hoà Hảo
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn Pháp Niệm Xứ (đang xem)
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT



Đánh giá bài viết

4.98/32 rates

Print Friendly and PDF
0

Đăng nhận xét

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật