Yếu Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo

Ông Thanh Sĩ,Chú Nghĩa Thanh Sĩ, Yếu Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo

Yếu Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo
(Trích Chú Nghĩa Thanh Sĩ Trong PGHH)

  • Yếu Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo
  • Chú Nghĩa Thanh Sĩ
Chúng ta được hiểu mục đích của đạo Phật Giáo Hòa Hảo thì chúng ta cần phải hiểu luôn đến yếu pháp của đạo Phật Giáo Hòa Hảo. Có hiểu được yếu pháp của đạo mới đi đến mục đích.
Cũng như người muốn tự đóng được thuyền bè cần phải hiểu rõ nghề mộc
Hôm nay chúng ta ôn lại yếu pháp của Phật Giáo Hòa Hảo.

“Đạo vô vi của Phật ân cần
Nối theo chí Thích Ca ngày trước”.


Đoạn nầy Đức Thầy cho chúng ta biết rằng: đạo pháp của Đức Thầy khai mở đây chỉ đúng theo chánh đạo vô vi của Đức Phật Thích Ca dạy ở thời trước mà bây giờ Đức Thầy nối chí theo.
 
Xét theo sám giảng của Đức Thầy đã dạy, thì chúng ta thấy rằng Đức Thầy xuống trần là do lịnh Đức Phật Tổ,với mục đích hưng truyền mối đạo vô vi của Phật. Mỗi cương yếu của giáo pháp Đức Thầy đã gồm có pháp Thiền và pháp Tịnh, cả hai pháp cùng hợp lại tu một lượt.
 
-Về pháp Thiền của Đức Thầy dạy, chỉ nhắm ngay ở chỗ vô vi thật tướng, nghĩa là nhắm ngay cái chơn không; và làm cho mỗi người được thấy bổn tâm mình, hiểu bổn tánh mình tức là được thành Phật. Khi được trở lại thấy rõ bổn tâm chơn không diệu minh của mình, tức là trở lại Phật tâm của mình, thì không còn câu nệ ở Phật cốt, Phật tượng hay những hình sắc bề ngoài nữa.
 
Vì những hình sắc bên ngoài chỉ là tiêu biểu của chơn tâm, nếu thấy được chơn tâm rồi thì ngoại cảnh trong tâm không ngại nhau thì không còn cố chấp hình sắc bên ngoài làm gì. Cũng vì thế, toàn cả trong đạo chúng ta không hề dùng đến đờn, kèn, trống phách, lầu phướng, xá hạc, đọc tụng ó la như các phái khác.
 
Với pháp Thiền nầy, chỉ chủ ở việc tự lực cứu cánh nghĩa là tự cứu mình, tự mình làm nên tội thì tự mình gắng chừa bỏ, mình vọng chấp ngoại cảnh mà thành mê, thì tự mình trừ diệt để được tỏ ngộ. Mình hiểu mọi việc tội, phước, Phật, Ma cũng đều do nơi mình cả, thì mình lấy sức của mình để cứu độ mình trước đi, không nên cậy dựa vào oai lực của ai độ mình; nếu mình không độ được mình thì người khác khó độ. Ví dụ: Mình đang chìm sâu đáy biển, mình không gắng sức đạp mạnh cho nổi lên mặt nước, dầu người trên thuyền muốn cứu mình cũng không thể cứu được; còn mình gắng sức vọt lên mặt nước thì người trên mạn thuyền mới cứu mình được. Và như thế sự kết quả sẽ chắc chắn.
 
Vì lẽ cần lấy sức mình để độ mình, nên mỗi người luôn luôn chuyên tâm thật hành pháp Thập thiện, Bát chánh, Tứ diệu đề, hoặc trừ sáu căn, diệt sáu trần hay là tu pháp Thập nhị nhơn duyên, v.v... Nghĩa là mình làm sao tiêu trừ được các phiền não và phá tan màn vô minh ở nơi mình để cho thân tâm thanh tịnh, mọi hình sắc bên ngoài không rủ ren, náo nhiễu được. Và lúc nào mình cũng chuyên tạo công đức rộng lớn, trí huệ đầy đủ hầu khỏi vòng tử sanh sẽ còn phương tiện cứu vớt được kẻ còn mê đắm trong tục lụy.
 
•Còn pháp Tịnh độ, thì Đức Thầy dạy lúc nào cũng chủ tâm vào việc chuyên niệm sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” để nhờ oai lực của Đức Phật Di Đà tiếp dẫn mình về cõi Cực Lạc.

-Với pháp Tịnh là pháp chủ vào tha lực, nghĩa là chỉnh ở sức hóa độ của người khác, chớ riêng mình không đủ năng lực độ lấy, như là phải gắng lòng để niệm Phật một cách thành tâm thiệt ý đểnh Đức Di Đà phóng quang minh, dùng thần lực ủng hộ cho mình trong khi niệm được vững vàng và tiếp độ cho mình sau khi mạng chung được vãng sanh về cảnh giới Tịnh độ. Với sự niệm tưởng ấy, mình nghĩ cho mình như kẻ ăn xin, đã đói khát nhiều ngày sắp chết một bên, cầu người chia cho cơm ăn đặng sống. Với lòng mong cầu van lạy như thế tất Đức Phật lấy đức từ bi cứu độ cho, đó là pháp Tịnh độ.
Hai pháp môn Thiền tông và Tịnh độ nầy, có hai cách cứu vớt khác nhau: Thiền tông là tự cứu lấy mình; Tịnh độ là như người khác cứu cho. Tuy vậy, đến khi chứng đắc rồi cả hai cũng đồng đi đến cõi giải thoát như nhau cả. Sở dĩ có sự cứu độ khác nhau, vì trình độ chúng sanh có kẻ tự độ được, thì dùng pháp Thiền; kẻ không tự độ được, thì dùng pháp Tịnh, cả hai pháp cùng mục đích dắt chúng sanh đến chỗ khỏi luân hồi sanh tử. Như thế, không còn phân biệt danh từ Thiền hay Tịnh nữa.
Sở dĩ Đức Thầy đem hai pháp Thiền, Tịnh dạy ra một lượt cho cả môn nhơn đệ tử của Ngài thật hành mỗi bữa, bởi vì thời nầy, kẻ thượng căn thượng trí có đủ năng lực tự tu tự độ lấy mình chỉ có số ít, nếu dạy ra pháp Thiền thì chỉ hạng người đó tu thôi, còn kẻ hạ căn hạ trí thì không thể tu theo nổi; trái lại, dạy thêm pháp Tịnh thì không những hạp bực hạ căn hạ trí mà bực thượng căn thượng trí họ cũng tu được. Vì vậy, Đức Thầy muốn độ cả hai hạng người trí và ngu, thượng căn và hạ căn, nên Ngài dạy cả hai pháp Thiền và Tịnh để hành một lượt, nghĩa là phải vừa niệm Phật để cầu sanh về cõi Cực Lạc, vừa chừa bỏ các điều tội ác nơi mình,giúp cho quả niệm Phật mau muồi, mau chín, hột giống lành được nảy nở chắc chắn.
Với sự gồm dạy cả hai pháp Thiền tông và Tịnh độ ra một lượt, rất thích hợp các giới chúng sanh ở thời nầy, do Đức Thầy đã quan sát rõ trình độ chúng sanh nên Ngài cần dạy hai pháp môn ấy.
 
Xin lặp lại một lần nữa, yếu pháp của Đức Thầy đã dạy gồm có môn Thiền tông và Tịnh độ. Pháp Thiền chủ vào tự tu tự độ; pháp Tịnh thì chủ vào tha cứu tha độ. Nếu mỗi người đều vừa tự lo cứu mình và vừa mong cầu sự giúp đỡ của Đức Phật thì mau được thành tựu, chẳng khác nào xuống giống được mưa, tức là mùa màng thạnh mậu.
 
Sự vãng sanh của những người tu pháp Thiền và Tịnh như vừa đã kể qua, chắc chắn sẽ được toại nguyện như thò tay lấy đồ trong túi của mình.
 
Để chứng chắc sự gồm tu cả pháp Thiền tông và Tịnh độ có sự chứng đắc hẳn hòi, xưa có Ngài Vĩnh Minh Đại sư tức là vị Tổ thứ sáu của pháp môn Tịnh độ, Ngài nói rằng:“Mỗi người đã tu pháp Thiền mà còn tu thêm pháp Tịnh thì chẳng khác nào cọp thêm sừng, cọp vốn mạnh hơn các thú mà còn thêm được sừng, thì càng mạnh lung nữa. Và kẻ ấy lúc hiện tại chứng đến bực Thiên nhơn sư, sau sẽ bước tới quả phẩm Như Lai”. Thấy đây, chúng ta càng tin mạnh giáo pháp của Đức Thầy, nếu chúng ta tự chừa bỏ các điều tội nơi mình và vừa van cầu Đức Phật cứu độ thì phần vãng sanh rất mau lẹ. Chỉ trừ khi nào chúng ta không phải hành Thiền, không phải hành Tịnh, nghĩa là tu lơ là, niệm Phật lấy có thì dù có muôn Thiền hay ngàn Tịnh cũng không cứu chúng ta được.


 
HẾT



1. Đạo Làm Người
2. Tam Tùng và Tứ Đức
3. Tự Trị
4. Đức Hạnh
5. Hiếu Thảo
6. Lễ Độ
7. Công Chánh
8. Khiêm Nhượng
9. Khoan Dung
10. Thanh Bạch
11. Kiệm Tiết
12. Trung Thành
13. Kiên Trinh
14. Điềm Tĩnh
15. Suy Xét
16. Cương Quyết
17. Ôn Hoà
18. Nhẫn Nhục
19. Hổ Thẹn
20. Cần Mẫn
21. Đạo Phật
22. Tại sao chúng tôi đặt đức tin nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ ?
23. Đại lược vài khoảng về sứ mạng Đức Thầy
24. Mục đích đạo Phật Giáo Hoà Hảo
25. Yếu Pháp Của Phật Giáo Hòa Hảo (đang xem)
26. Lịch Sử Phật Thích Ca
27. Thái Tử tham thiền và thành đạo
28. Tứ Ân
29. Thập Ác
30. Chừa Thập Ác được những công đức
31. Bát Chánh
32. Hành Bát Chánh được những lợi ích
33. Tứ Diệu Đề - Đức Thầy
34. Tứ Diệu Đề của Đức Phật
35. Ngũ Uẩn (hay Ngũ Ấm)
36. Lục Căn với Lục Trần
37. Trừ Tánh Nhơn Ngã
38. Phá Vô Minh
39. Luật Nhơn Quả
40. Lý Luân Hồi
41. Bốn Pháp Nhiếp Hoá
42. Sự Tích Phật A Di Đà
43. Gấp niệm Phật
44. Phương Pháp niệm Phật
45. Lợi ích của niệm Phật
46. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
47. Bốn pháp niệm xứ
48. Bốn pháp chánh cần
49. Bốn pháp như ý túc
50. Năm pháp căn
51. Năm pháp lực
52. Bảy pháp giác tri
53. Tám pháp đạo phần
54. Đại khái pháp tu thường ngày của một tín đồ P.G.H.H

HẾT

إرسال تعليق

Cảm ơn Đạo Hữu đã đóng góp. Chúc Đạo Hữu một ngày an lạc! A Di Đà Phật